Tìm hiểu Giờ Xanh

Giờ Xanh là gì?

Giờ Xanh (tiền thân là dự án Green Talk); được sáng lập và khởi xướng bởi Ban Quản lý dự án Green Talk cùng Bà Đinh Thị Vũ Trinh – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Kỹ năng và Truyền thông Cộng đồng (Tên Tiếng Anh: The Center for Skilled Education and Community Communication – Tên viết tắt: SECC) trực thuộc Văn phòng Tổng Đại diện Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tại Phía Nam, lấy hoạt động chủ đạo là Giờ nhặt rác vì môi trường Việt Nam.

Xem Kế hoạch hoạt động tại đây.

Xem Kế hoạch tuyển tình nguyện viên tại đây.

Rác là nỗi ám ảnh lớn nhất về môi trường tại Việt Nam: Xả rác là hành động dường như “hiển nhiên” dù Rác không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị – bộ mặt quốc gia mà còn là nơi ủ dịch bệnh và phát tán bệnh trên diện rộng, làm gia tăng việc ngập lụt do tắc cống, ô nhiễm đất, nước, không khí…, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống con người.

Thế nhưng, người Việt Nam vẫn “hồn nhiên” sống chung với Rác!

IMG_9362 copy

Ảnh: Bà Đinh Thị Vũ Trinh (đội nón) cùng Hoa hậu Việt Nam Ngọc Hân (phải) và GĐ Đối ngoại Cty TNHH PT Phú Mỹ Hưng Bà Trần Thị Hồng Ngọc (áo xanh) với hoạt động Giờ Xanh 2014.

Giờ Xanh là giờ “Hành động vì môi trường” vào sáng Chủ nhật hàng tuần. Bắt đầu từ Giờ Xanh đầu tiên 06/01/2013 (VTV – Giờ Xanh đầu tiên 06 – 01 – 2013), đến nay đã có trên 50 Giờ Xanh được thực hiện tại TP. HCM và các tỉnh thành thuộc Bắc – Trung – Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam với tên gọi Giờ Xanh toàn quốc.

Giờ Xanh hàng năm bắt đầu từ Chủ nhật tuần đầu tiên của năm mới đến chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 4 (Nhằm Ngày Trái Đất hàng năm). Từ năm 2015, song song hoạt động về nhặt rác, cam kết không xả rác, Dự án Giờ Xanh còn tổ chức các lớp kỹ năng, đào tạo và các hoạt động hướng đến giáo dục và truyền thông cộng đồng

Ai sẽ tham gia?

Hoạt động dưới sự tiên phong của Những người bạn Không chấp nhận sự im lặng, ai sẽ tiếp tục là Tình nguyện viên Giờ Xanh? Là bạn – người có thể thực hiện một lời hứa: “LÊN TIẾNG Trước Những Hành Động Làm Ảnh Hưởng Đến Môi Sinh”.

Bất cứ ai cũng mong mình luôn khỏe mạnh, nhưng hầu hết quên đi rằng: cách đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe của mình là bảo vệ chính môi trường sống xung quanh!

Chúng ta đã bàng quan khi thấy một người xả rác. Chúng ta đã chịu đựng khói thuốc đang cháy dù biết độc hơn gấp 21 lần so với khói thuốc người hút thở ra! Chúng ta đã nhắm mắt làm ngơ khi biết trong thức ăn của mình chứa độc tố gây ung thư…
Im Lặng Và Im Lặng. Im lặng trở thành căn bệnh của xã hội – sự im lặng chết người! Chúng ta đang là nạn nhân của chính mình với sự đồng lõa của im lặng.
Giờ Xanh muốn phá vỡ sự im lặng! Chúng ta “đã” nhưng “sẽ” không tiếp tục im lặng thêm nữa!
Chỉ một lời hứa LÊN TIẾNG, bạn sẽ góp sức để chính bạn được sống trong lành và cùng với chúng tôi giữ vững màu xanh yên bình của trái đất.
Chỉ một lời hứa, bạn sẽ trở thành Tình nguyện viên GIỜ XANH và chúng tôi sẽ đặt niềm tin tuyệt đối vào bạn!

Thời gian tổ chức hoạt động?

Chiến dịch GIỜ XANH với kế hoạch từ 2013 đến 2020 là tập trung vào hành động nhặt rác, đổi túi ni long lấy túi tự hủy sinh học nhằm giáo dục người xung quanh bằng hành động cụ thể, tạo nên một nếp quen, một sự nhắc nhở ý nghĩa trong cộng đồng khi nhìn thấy màu áo Giờ xanh – màu áo xuyên suốt chiến dịch. Mục tiêu đến 2020 sẽ có 70% giới trẻ từ bỏ thói quen xả rác. Và mỗi tình nguyện viên tham gia sẽ là một nhân tố giáo dục trực quan tác động đến người thân, bạn bè và xa hơn là cộng đồng về ý thức môi trường!

Cách thức hoạt động?

Các ban của Giờ Xanh sẽ bầu chọn hoặc tình nguyện viên (TNV) tự ứng cử “thủ lĩnh” GIỜ XANH hàng tuần, mỗi thủ lĩnh sẽ đề ra chiến lược hoạt động mỗi tuần của mình với sự trợ lực về nguồn nhân lực từ Dự án Giờ Xanh. Song song đó, bất kỳ ai quan tâm đến môi trường và có những sáng kiến hữu ích cũng có thể tham gia với vai trò Thủ lĩnh GIỜ XANH ở địa điểm được công bố trên website gioxanh.orgfanpage vào đầu mỗi tuần hoạt động từ CN đầu tiên hằng năm.

Năm 2015, Giờ xanh sẽ tập trung vào các công viên và nơi tập trung dân cư, song song với luyện tập để chuẩn bị cho 2 sự kiện lớn là Giờ Xanh – Hưởng ứng Giờ Trái Đất 22/03/2015 và Ngày Trái Đất 19/04 2015.

Hai trang web dùng triển khai hoạt động chính của dự án là:

Tình nguyện viên UNESCO

gioxanh.org

Tuyển tình nguyện viên Giờ Xanh thế nào?

Tình nguyện viên Giờ Xanh có nhiều cấp độ tham gia: Ban Quản lý, Tình nguyện viên cơ hữu, Thực tập sinh (dành cho sinh viên phù hợp chuyên ngành), Cộng tác viên, Tình nguyện viên mỗi sự kiện. Mời xem Tuyển Tình nguyện viên

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Về tham gia và trở thành tình nguyện viên của hoạt động: Điều phối dự án: Phạm Thị Hồ Phương – hophuong1192@gmail.com – 08 22 00 36 93

Về tài trợ Dự án Giờ Xanh: GĐ Trung tâm UNESCO-SECC, Đinh Thị Vũ Trinh – trinh.unesco.secc@gmail.com – 0973 930 357 – 0903 029 457

Cập nhật vào 23/01/2015
Ban Quản lý dự án Giờ Xanh

17 Responses

  1. gấm

    cho e hỏi muốn đăng kí tham gia GIỜ XANH ĐẶC BIỆT BÌNH DƯƠNG (06.04.2014 và 31.05.2014) thi làm thế nào ạ?

    1. trần thị thanh vân

      em muốn tham gia vào chương trình giờ xanh tại bình dương thì phải đăng ký như thế nào vậy ạ.

Leave a Reply